Nguyên nhân bệnh loãng xương
Các bác sĩ tại phòng khám xương khớp khuyên bạn nên biết các nguyên nhân gây bệnh loãng xương để có cách phòng tránh
Có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương, nên mọi người đều khả năng mắc bệnh cao nếu không có cách phòng tránh bệnh từ bây giờ. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa thoái hóa xương khớp, phòng khám đa khoa Mayo, việc phòng tránh loãng xương không khó. Bạn chỉ cần tăng cường vận động thể lực, tránh uống nhiều rượu, bia, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các protein và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D hoặc dùng các chế phẩm có chứa canxi hàng ngày, và cần hỗ trợ điều trị bệnh sớm nếu bản thân đang có những dấu hiệu loãng xương.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp tại Phòng khám Đa khoa Mayo, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh loãng xương, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là:
Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chiếm ưu thế, những người tuổi càng cao thông thường rất ít vận động, hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương bị suy yếu nên xương dễ bị thoái hóa, dễ gây ra bệnh loãng xương.
Thiếu dinh dưỡng: Những trẻ thấp còi khi còn nhỏ nhỏ do chế độ dinh dưỡng hoặc lối sống thì khi lớn lên rất dễ mắc bệnh loãng xương. Ngoài ra, nguy cơ gây loãng xương thường gặp ở những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân thiếu khoa học, gây thiếu chất cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, khiến xương cũng bị ảnh hưởng, nguy cơ gãy xương cao. Xem thêm phòng khám xương khớp có tốt không
Giai đoạn tiền mãn kinh: Phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể bắt đầu giảm sản xuất Estrogen là hormone nữ ảnh hưởng đến khung xương cũng như nhiều cơ quan khác như ngực và tử cung. Giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen có thể giảm đến 80%, tiến trình mất xương xảy ra nhanh hơn tiến trình tái tạo, khiến xương trở nên xốp nhẹ và giòn.
Lối sống không lành mạnh: Ít vận động, uống nhiều bia rượu, sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nhiều lần so với những người khác.
Mắc các bệnh lý gây loãng xương: Các bệnh cường giáp, suy giáp, cường cận giáp, cường tuyến thượng thận, đái tháo đường, cắt dạ dày ruột, rối loạn tiêu hoá kéo dài, suy thận, xơ gan, các bệnh khớp mạn tính… Di truyền: Những gia đình có tiền sử bị mắc bệnh loãng xương thì con cái cũng dễ dàng mắc bệnh loãng hơn những người khác. Xem thêm điều trị bệnh viêm xương khớp
Sau phẫu thuật đường tiêu hóa: Sau phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc phẫu thuật nối tắt dạ dày - ruột làm giảm diện tích bề mặt ruột có thể hấp thụ chất dinh dưỡng bao gồm cả canxi, đây cũng là những đối tượng có nguy cơ bị loãng xương cao.